Hỏi: Anh A và anh B cùng nhau góp vốn thành lập Công ty CP ABC, Công ty được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Trong thỏa thuận góp vốn, tôi có góp vốn 3 ty đồng tiền mặt, anh B góp vốn bằng mảnh đất được anh B khai báo là 2 tỷ đồng.
Sau một năm, công ty làm ăn có lãi ròng là 900 triệu, tuy nhiêu anh A và anh B không thống nhất được tỷ lệ chia lợi nhuận. Anh A có tìm hiểu và thấy nghi ngờ về giá trị thật của của mảnh đất mà anh B đã khai báo khi góp vốn vào công ty. Vậy cho tôi hỏi có cách nào xác định chính xác giá trị của mảnh đất đó theo quy định của ngành định giá và luật Doanh nghiệp?
Trả lời: Trước hết chúng ta cần hiểu về các quy định pháp luật trong việc góp vốn doanh nghiệp. Theo quy định luật doanh nghiệp năm 2020, góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Điều 354 Luật doanh nghiệp năm 2020 được quy định như sau:
Điều 34. Tài sản góp vốn
Như vậy, về nguyên tắc, những gì được gọi là tài sản theo quy định tại điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì đều có thể đem góp vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, những tài sản đem góp vốn phải là những tài sản có thể xác định được giá trị quy đổi ra tiền và có thể giao dịch được trên thị trường.
Việc góp vốn thành lập công ty được tiến hành trên cơ sở tự nguyện. Do đó, việc định giá tài sản cũng được thực hiện theo nguyên tắc các thành viên tự quyết định. Trong trường hợp của Công ty ABC nói trêm, những tài sản được các thành viên cam kết góp vốn đều là những tài sản có thể góp vốn theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy vậy, trong trường hợp này cần làm rõ giá trị thực của mảnh đất mà anh B đã góp vốn vào công ty vào đúng thời điểm cần định giá.
Theo nguyên tắc trong việc góp vốn công ty, các thành viên có quyền định giá tài sản góp vốn theo nguyên tắc nhất trí, đồng thuận và nhằm hình thành tổng tài sản của công ty đó tại thời điểm góp vốn. Do đó việc xác định theo đúng giá trị của các tài sản góp vốn doanh nghiệp như: đất, nhà, hàng hóa, khoản nợ, tài sản trí tuệ… là rất cần thiết nhằm tránh trường hợp “ảo giá” và đảm bảo công bằng cho các bên góp vốn.
Tuy nhiên, thẩm định giá tài sản là công việc đòi hỏi chuyên môn của ngành định giá, thường do các thẩm định viên, công ty thẩm định giá đủ kiều kiện pháp lý và năng lực chuyên môn thực hiện. Vì vậy nếu các thành viên tự tiến hành định giá sẽ dễ dẫn tới sự thiếu chính xác và khách quan trong việc góp vốn.
Để tránh những rủi ro trên, khi tiến hành góp vốn doanh nghiệp, các đơn vị thuê một đơn vị thẩm định giá độc lập để tiến hành định giá các tài sản góp vốn vào doanh nghiệp đó.
Hồ sơ pháp lý của tài sản cần thẩm định giá cho mục đích góp vốn doanh nghiệp tùy thuộc vào loại hình tài sản góp vốn. Nhưng điểm chung là cần các giấy tờ chứng minh chủ sở hữu/chủ sử dụng hợp pháp của tài sản đó, hoặc các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của tài sản.
Với 20 năm hoạt động chuyên sâu trong ngành thẩm định giá, Thẩm định giá Hoàng Quân đã tiến hành định giá và phát hành chứng thư thẩm định cho hàng nghìn tài sản khác nhau trên toàn quốc. Đến nay, Thẩm định giá Hoàng Quân đã có đến hơn 45 Chi nhánh/PGD trên toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc khảo sát tài sản cho khách hàng.
Thông tin chi tiết:
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu