Trước hết chúng ta phải hiểu thuật ngữ “Tài sản đảm bảo” là gì?. Theo khoản 7, điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo quy định: “Tài sản đảm bảo là tài sản mà bên đảm bảo dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận đảm bảo”. Cũng theo điều 4 của Nghị định này có nói: “tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”.
Tài sản hiện có thì chúng ta có thế dễ dàng nhìn thấy, kiểm đếm. Tuy nhiên về tài sản được hình thành trong tương lai thì tương đối trừu tượng. Vì vậy, Nhà nước đã quy định rõ tại điều 2 Nghị định 11/2012/NĐ-CP giải thích tài sản hình thành trong tương lai như sau:
Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
Khi bạn làm hồ sơ vay vốn ngân hàng dạng thế chấp, tùy vào giá trị khoản vay và mục đích vay vốn mà bạn có thể sử dụng nhiều loại tài sản đảm bảo khác nhau. Tài sản đảm bảo càng có giá trị, càng có khả năng đảm bảo cho các khoản vay lớn có hạn mức tín dụng cao. Ngược lại, tài sản đảm bảo thấp, dễ biến động về giá sẽ khó mang lại khoản vốn vay mong muốn của khách hàng.
Mặc dù có nhiều loại tài sản đảm bảo cho mục đích vay vốn, nhưng tùy vào quy định của từng ngân hàng mà các loại tài sản đảm bảo được chấp thuận sẽ khác nhau và giá trị vay cũng khác nhau. Nhìn chung mức cho vay của các ngân hàng hiện nay là 70 - 85% giá trị tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo phổ biến nhất hiện nay bao gồm: giấy tờ nhà đất, giấy tờ có giá trị như cổ phiếu hoặc trái phiếu chính phủ, xe ô tô, sổ tiết kiệm, sổ hồng hay sổ đỏ của bất động sản, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
Các tài sản được thế chấp cho ngân hàng với mục đích để đảm bảo cho các khoản vay được an toàn, có khả năng thu hồi vốn vay khi đến hạn. Vì vậy, tài sản đảm bảo đó phải được thẩm định giá theo các tiêu chuẩn và quy định của Luật thẩm định giá Việt Nam. Từ đó xác định giá trị chính xác để ngân hàng hay các tổ chức tín dụng có cơ sở chấp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng.
Để đảm bảo tính pháp lý và chính xác khách quan trong việc xác định giá trị tài sản thế chấp, hiện nay các ngân hàng thường liên kết với các đơn vị thẩm định giá độc lập, chuyên sâu (vì chỉ doanh nghiệp được cấp Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Thẩm định giá của Bộ Tài chính thì Chứng thư thẩm định mới có hiệu lực pháp lý) để định giá các tài sản đảm bảo của khách hàng để đảm bảo tính khách quan và chính xác nhất.
Được thành lập từ năm 2002, Thẩm định giá Hoàng Quân được biết đến là đơn vị top đầu trong ngành thẩm định giá tại Việt Nam với gần 20 năm hoạt động. Chứng thư thẩm định của Hoàng Quân có tính pháp trên toàn quốc và được hơn 90% các Ngân hàng tại Việt Nam chấp thuận.
Đội ngũ Thẩm định viên về giá là: Tiến sỹ, Thạc sỹ kinh tế, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư cơ khí, Luật sư,….có trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn thẩm định của Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam (VVA), Hiệp hội thẩm định giá Châu Á (AIA), Hiệp hội thẩm định giá Quốc tế (IVSC). Đặc biệt, thẩm định giá Hoàng Quân là thành viên duy nhất tại Việt Nam gia nhập Hiệp hội Thẩm định giá Thế giới (WAVO).
Thông tin chi tiết liên hệ:
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu