M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại), được hiểu là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua một trong hai hình thức: sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp khác nhau. Mục đích chính là để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Hình thức mua lại được hiểu là một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, tuy nhiên tư cách pháp nhân của doanh nghiệp mua vẫn được giữ nguyên như cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
Tại diễn đàn M&A 2020, ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết: Thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hơn 10 năm qua với tổng giá trị ước tính gần 50 tỷ USD. Bước sang năm 2020, do tình hình dịch bệnh covid 19 trên toàn cầu nên giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam có sự suy giảm khi chỉ đạt 3,5 tỷ USD, bằng 48,6% so với năm 2019.
Theo dự báo của Euromonitor International, Việt Nam là một trong những thị trường M&A doanh nghiệp năng động và tiềm năng nhất toàn cầu, với chỉ số đầu tư M&A dự báo năm 2020 là 102 điểm, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ với 108,9 điểm. Theo dự kiến từ giữa năm 2021, hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể hồi phục và phát triển trở lại với tổng giá trị ước đạt 5 tỷ USD.
Dự kiến, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỷ USD. Đó là những nhận định có cơ sở thực tế và khách quan, dựa trên những kết quả thành công mà nước ta đã đạt được trong giai đoạn 2016 – 2020. Đặc biệt trong năm 2020, Việt Nam đã cơ bản đạt được 2 mục tiêu:
Top 10 Thương vụ M&A và Đầu tư tiêu biểu 2019 – 2020
Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đẩy mạnh M&A tại Việt Nam trong năm 2021
Theo thống kê, hiện nay dân số của Nhật Bản có tới 1/3 là đã trên 65 tuổi khiến độ tuổi trung bình của người Nhật là 48,4 tuổi, hơn người Việt gần 20 tuổi, dân số giảm khoảng 276.000 người mỗi năm. Chính điều này đã gây áp lực rất lớn cho các Doanh nghiệp Nhật Bản phải tìm kiếm các thị trường mới có nguồn nhân lực dồi dào, tuổi lao động trẻ như Việt Nam. Bên cạnh đó các lĩnh vực kinh doanh tại Nhật Bản gần nhữ đã rơi vào tình trạng bão hòa, cạnh tranh rất lớn.
Một yếu tố khác thúc đẩy chiến lược tăng trưởng M&A được hỗ trợ bởi nguồn tiền dồi dào ở Nhật tích lũy trong 20 năm qua, hơn 2.345 tỷ USD, tồn tại tiền gửi ngân hàng với lãi suất 0% và dưới sức ép phải tái đầu tư số tiền này của các cổ đông khiến năm 2019 đạt kỷ lục với hơn 4.000 thương vụ trong tất cả các loại hình M&A. Xét trên tổng quan thực tế suốt 5 năm qua (2016 – 2020), các thương vụ M&A giữa nhà đầu tư Nhật Bản với doanh nghiệp Việt liên tục tăng, bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19.
Theo số lượng giao dịch năm 2020 tính đến cuối tháng 10, Việt Nam là điểm đến thứ 5 trên thế giới về số lượng thương vụ (21 thương vụ), trong đó tốc độ tăng trưởng giao dịch M&A giữa Việt Nam và Nhật Bản gần đây, Việt Nam có thể bắt đầu cạnh tranh với Anh Quốc ở vị trí số 2.
Hiện nay, các Doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam đang chờ đợi sự dỡ bỏ hoàn toàn về cách ly và hạn chế đi lại giữa 2 nước để cùng hiện thực hóa một làn sóng lớn các công ty Nhật Bản sẽ đổ bộ thị trường Việt Nam bằng các thương vụ M&A.
Tổng hợp Internet
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu