Định giá Tài sản thế chấp ngân hàng, tài sản thế chấp vay vốn
Định giá tài sản thế chấp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay còn khá nhiều bất cập, mang tính nội bộ ngân hàng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Sự độc lập trong thẩm định giá tài sản thế chấp sẽ là một giải pháp hiệu quả góp phần hạn chế nợ xấu của hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
Tài sản thế chấp là gì?
Tài sản thế chấp hay còn gọi là tài sản đảm bảo được quy định theo khoản 7, điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo quy định: “Tài sản đảm bảo là tài sản mà bên đảm bảo dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận đảm bảo”. Cũng theo điều 4 của Nghị định 163: “Tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”.
Và để làm rõ hơn, điều 2 Nghị định 11/2012/NĐ-CP giải thích “Tài sản hình thành trong tương lai” bao gồm:
Tài sản được hình thành từ vốn vay
Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm
Tài sản đã đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”
Như vậy có thể hiểu, tài sản đảm bảo sẽ bao gồm:
Vật hiện hữu như phương tiện giao thông, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, nguyên vật liệu, hàng hóa…
Giấy tờ có giá như sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ khác có thể quy đổi hoặc trị giá bằng tiền.
Quyền sở hữu hay sử dụng tài sản như quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền góp vốn kinh doanh, quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trên đất, quyền khai thác tài nguyên, quyền được nhận bảo hiểm và các quyền tài sản khác được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
Mặc dù có nhiều loại tài sản đảm bảo cho mục đích vay vốn, tuy nhiên tùy thuộc vào quy định riêng của từng ngân hàng mà tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản vay sẽ khác nhau. Hiện tại, tài sản đảm bảophổ biến nhất là giấy tờ nhà đất, giấy tờ có giá trị như cổ phiếu hoặc trái phiếu chính phủ, xe ô tô, sổ tiết kiệm, sổ hồng hay sổ đỏ của bất động sản, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
Trên thực tế, nhìn nhận công tác định giá đối với các dự án nợ quá hạn, nợ xấu và định giá khoản nợ là xu hướng được quan tâm và phát triển. Là một trong những công ty thẩm định giá chuyên nghiệp và uy tín, Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân (HQA) luôn nỗ lực nghiên cứu các quy định, phương pháp, nghiên cứu đề tài chuyên sâu về định giá khoản nợ để thực hiện thẩm định giá một cách hiệu quả nhất. Và được sự tin tưởng của khách hàng, HQA hiện nay cũng là một trong những công ty chuyên về thẩm định giá và thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá các dự án xử lý nợ xấu cũng như định giá khoản nợ.
Biện pháp an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng là một tiêu chí quan trọng để tăng năng lực tài chính của ngân hàng thương mại (NHTM) và định giá tài sản thế chấp (TSTC) một chính xác là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Thực tế hiện nay tại các NHTM Việt Nam, TSTC được xem là một điều kiện để hạn chế rủi ro tín dụng. So với các nước khác, dịch vụ thẩm định giá, đặc biệt thẩm định giá cho NHTM tại Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu chưa phát triển, thể hiện qua các đặc điểm sau:
Hầu hết khách hàng, khi giao TSTC cho các NHTM thường tự đánh giá tài sản mà không cần ý kiến chuyên môn, hoặc tham khảo nguồn thông tin “không chính thống”. Do đó, giá thường được định quá cao hoặc không phát hiện ra các yếu tố rủi ro trong các phương án kinh doanh. Điều này ảnh hưởng lớn tới quá trình định giá TSTC.
Việc định giá TSTC từ trước tới nay là chuyện nội bộ của các NHTM. Tuy nhiên, thẩm định giá của nội bộ của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường giai đoạn hiện nay. Trước đây, hoạt động định giá TSTC trong các ngân hàng thường do bộ phận tín dụng đảm nhiệm, tức là nhân viên tín dụng đồng thời là người định giá. Hiện tại rất nhiều ngân hàng đã thành lập bộ phận định giá độc lập, tạo ra tính khách quan nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại có một cách thức và qui trình định giá riêng, chưa có sự thống nhất giữa các ngân hàng, nên trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Do những xung đột về lợi ích (ngân hàng và khách hàng), do hạn chế về kinh nghiệm, dẫn tới việc định giá TSTC không đúng giá trị thực, quá cao hoặc quá thấp. Chính vì vậy việc Thuê các công ty định giá tài sản độc lập là rất cần thiết.
Với gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động cùng với hệ thống thẩm định rộng khắp cả nước, chúng tôi tự hào là đơn vị hoạt động chuyên nghiệp và cung cấp dịch vụ tốt nhất về lĩnh vực Thẩm định giá. Có kinh nghiệm và được rất nhiều ngân hàng tin tưởng chọn làm công ty thẩm định tài sản thế chấp để xử lý nợ cho khách hàng tại Ngân hàng.