Dậy sớm để thành công là có cơ sở khoa học

Khoa học đã chỉ ra rằng trong não bộ của con người luôn phát ra các sóng não dạng điện trường, trong đó có 2 loại sóng não là Alpha và Theta. Hai loại sóng nào này có tác dụng giúp não bộ ghi nhận sâu sắc các thông tin, kiến thức mà nó dung nạp. Đặc biệt, thời gian mà não bộ phát ra loại sóng này nhiều nhất là khoảng 4h – 6h sáng.

Dậy sớm giúp não bộ minh mẫn

Những người dậy sớm như CEO Apple – Tim Cook, Bill Gate hay cựu CEO Disney – Bob Iger...biết rõ bộ não của mình hoạt động ra sao và tận dụng các trạng thái của sóng não, cũng như hoạt động hóa học của não bộ để có lợi thế hơn so với mọi người. Khoa học đã chỉ ra rằng trong mỗi người đều có một dòng điện và nó được tìm thấy nhiều nhất ở tế bào tập trung trong não. Hoạt động phát điện của não sinh ra sóng não, trong đó có 2 loại là Alpha và Theta.

Sóng Alpha gắn với trạng thái những suy nghĩ của con người không thực sự tập trung và tâm trí được tự do bay bổng, suy nghĩ miên man hoặc đang thư giãn. Sóng Alpha được biết đến như sự kết nối giữa trạng thái tỉnh táo trong nhận thức và trạng thái dưới mức tỉnh táo. Trong khi đó, sóng Theta gắn liền với vô thức, nơi tâm trí có khả năng hiểu biết sâu sắc, trực giác phát triển, thể chất và tinh thần hòa làm một. Khi thức dậy sớm vào khoảng 4 giờ sáng, não bộ của bạn sẽ trải nghiệm cả sóng Alpha và Theta, nơi tâm trí có thể học hỏi sâu sắc, nhận thức đầy đủ và tập trung tối đa. Khoa học gọi đây là "cổng vào tiềm thức".

day som de thanh cong la co co so khoa hoc

Hình ảnh so sánh não bộ người lúc 4h sáng và 8h sáng

Một thực tế mà tất cả những người thành công đều biết là khi thức dậy sớm, não bộ của họ có thể thấm nhuần thông tin như một miếng bọt biển hút nước. Bất cứ điều gì bạn nghe thấy, nhìn thấy hay tiếp xúc trong 20 phút đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến bạn và "thiết lập" phần lớn trạng thái của bạn trong phần còn lại của ngày.

Đây là lý do người thành công thường thiền định hoặc đọc sách, thay vì kiểm tra email hay mạng xã hội sau khi thức dậy sớm. Như vậy, họ chính là người tạo ra trạng thái trong ngày của mình một cách có ý thức, tập trung và tích cực.

Dậy sớm là lợi thế tuyệt vời khi người khác còn đang ngủ.

Cơ thể con người gắn liền với chu kỳ ngày và đêm. Trong vòng một hoặc hai giờ sau khi mặt trời lặn, mức melatonin (hormone chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ thức – ngủ) của bạn bắt đầu tăng. Đây là cách cơ thể báo hiệu với bạn rằng đã đến giờ đi ngủ.

Đến nửa đêm, mức melatonin đạt mức cao nhất và sau đó, chúng bắt đầu giảm dần. 10 giờ tối là thời điểm cơ thể bạn phản ứng do sự gia tăng và mức độ melatonin. Giai đoạn chuyển đổi này trong chu kỳ giấc ngủ kéo theo hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ hơn. Nó chịu trách nhiệm phục hồi toàn bộ cơ thể. Để trạng thái trên xảy ra, bạn cần giảm hoạt động thể chất và tinh thần trước khi ngủ lúc 10 giờ tối. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thức sau 10 giờ tối, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn cũng như không thể tận hưởng giấc ngủ sảng khoái. Điều này dẫn đến sự mệt mỏi nhất định vào sáng hôm sau.

CEO Apple - Tim Cook luôn giữ thói quen dậy sớm để có được tinh thần làm việc tốt nhất

Ngay cả sự thay đổi dù nhỏ như ngủ lúc 10 giờ thay vì 11 giờ tối cũng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn về chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi đó, bạn có thể thức dậy sớm hơn với năng lượng tràn trề để bắt đầu ngày mới. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy thiết lập mục tiêu đi ngủ sớm hơn bình thường từ 15 – 30 phút mỗi tuần cho đến khi bạn đạt được mục tiêu 10 giờ tối. Những người dậy sớm như CEO Apple – Tim Cook hay cựu CEO Disney – Bob Iger chọn đón ngày mới khi mặt trời còn đang lấp ló vì sự yên tĩnh của lúc sáng sớm chính là thứ giúp họ sử dụng tối đa tiềm năng của mình.

  • Thông tin liên hệ về Thẩm định giá: 0918 618411
  • Thẩm định giá Hoàng Quân - CN Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp

  • Tags:

Gửi yêu cầu báo giá

Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu

0901 186 700